Thông tin tuyên truyền

Cảnh giác với âm mưu, luận điệu xuyên tạc giá trị lịch sử của Hiệp định Giơnevơ (1954).

07/07/2025 04:03
Màu chữ Cỡ chữ

Kỷ niệm 71 năm Ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (20/7/1954 - 20/7/2025). Đây là kết quả thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là thắng lợi vang dội của tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sỹ) năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương (Ảnh: TTXVN)

Hiệp định Giơnevơ 1954 đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ ở Việt Nam, góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Về phương diện pháp lý, chính trị; Hiệp định là văn bản quốc tế đầu tiên trong đó các cường quốc và các bên tham gia hội nghị công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Nhân dân Việt Nam: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã và đang tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị lịch sử của Hiệp định Giơnevơ, nhằm làm lu mờ bản chất cách mạng của cuộc kháng chiến chống Pháp, bóp méo vai trò của Đảng và phủ nhận con đường cách mạng mà Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.

Các luận điệu xuyên tạc về Hiệp định Giơnevơ 1954 thường mang tính chất ngụy biện, được ngụy trang dưới những hình thức “nghiên cứu học thuật”, “phê phán lịch sử”, “nhìn nhận lại khách quan” nhằm gây hoài nghi trong nhận thức của Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Thứ nhất, một số kẻ cho rằng việc ký Hiệp định Giơnevơ là “một thất bại chiến lược” của Việt Nam, là “một sự thỏa hiệp mang tính nhượng bộ quá nhiều” từ phía ta. Họ cố tình bỏ qua bối cảnh lịch sử và tương quan lực lượng lúc bấy giờ, khi nước ta vừa giành chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn to lớn về kinh tế, quân sự, ngoại giao, trong khi các thế lực thực dân, đế quốc vẫn còn rất mạnh.

Thứ hai, có luận điệu xuyên tạc rằng Hiệp định Giơnevơ không hề công nhận quyền độc lập của Việt Nam, rằng việc phân chia đất nước tại vĩ tuyến 17 là biểu hiện của “một nền hòa bình giả tạo” và sự áp đặt từ bên ngoài. Thực tế, việc tạm thời phân chia hai miền Nam, Bắc không đồng nghĩa với việc chia cắt đất nước lâu dài, mà là một giải pháp tình thế để tạo điều kiện cho tổng tuyển cử, thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình. Chính các thế lực đế quốc và chính quyền tay sai đã phá hoại cuộc tổng tuyển cử này, chứ không phải xuất phát từ phía Việt Nam.

Thứ ba, họ bịa đặt rằng thành quả của Hội nghị Giơnevơ chủ yếu là do “sự can thiệp, thỏa thuận giữa các nước lớn” và hạ thấp vai trò của Việt Nam. Đây là cách phủ nhận vai trò của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Nhân dân ta trong việc làm nên chiến thắng quân sự, chính trị quyết định mà đỉnh cao là thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ (07/5/1954), buộc thực dân Pháp và đồng minh phải ngồi vào bàn đàm phán.

Những luận điệu nêu trên không chỉ sai lệch về mặt sự thật lịch sử mà còn mang mục tiêu chính trị rõ ràng: phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm lu mờ bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp, từ đó xuyên tạc nền tảng tư tưởng, chính trị của chế độ ta hiện nay. Mục tiêu sâu xa là làm cho thế hệ trẻ hoài nghi về lịch sử dân tộc, không còn tự hào về quá khứ hào hùng, dẫn đến mất phương hướng, dễ bị lôi kéo vào các luận điệu phản động. Đồng thời, chúng tìm cách “làm loãng” ý nghĩa của các sự kiện lớn như chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ, nhằm xóa nhòa ranh giới giữa chính nghĩa và phi nghĩa trong lịch sử Việt Nam. Việc xuyên tạc Hiệp định Giơnevơ cũng nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, “đa nguyên, đa đảng”, nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam từ bên trong, thông qua các hoạt động tư tưởng, văn hóa.

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh Hiệp định Giơnevơ 1954 là một thắng lợi chính trị, ngoại giao to lớn, được đánh đổi bằng máu xương của hàng triệu chiến sĩ và đồng bào ta. Nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ và bản lĩnh của Đảng, Nhân dân ta sẽ không thể buộc các thế lực xâm lược phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết những điều khoản cơ bản, công nhận quyền dân tộc tự quyết của Nhân dân Việt Nam. Hiệp định là sự kết tinh của sức mạnh dân tộc và thời đại. Lần đầu tiên trên trường quốc tế, tiếng nói của một nước thuộc địa vừa thoát ra khỏi ách thực dân lại có trọng lượng quyết định trong một hội nghị quốc tế đa phương. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với tư cách là bên giành thắng lợi, đã đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc thương lượng và đạt được những kết quả cơ bản. Hiệp định không chỉ tạo tiền đề cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước sau này, mà còn góp phần định hình cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á và thế giới trong thời kỳ hậu thuộc địa. Đó là thắng lợi của chân lý và lẽ phải, không thể bị phủ nhận bởi bất cứ thế lực nào.

Ngày 20/71954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký kết Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết (Ảnh: TTXVN)

Trước các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc của các thế lực thù địch, trong đó có Hiệp định Giơnevơ. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tăng cường các biện pháp đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái nhằm bảo vệ giá trị lịch sử của Hiệp định Giơnevơ và các mốc son cách mạng khác. Trong đó cần tập trung thực hiện một số biện pháp trọng tâm như sau:

            Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, lịch sử cho các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên. Cần đổi mới nội dung và hình thức giáo dục lịch sử, sao cho sinh động, dễ hiểu, gắn với thực tiễn đời sống xã hội, giúp thế hệ trẻ tự hào và trân trọng quá khứ.

            Hai là, phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông chính thống trong việc chủ động cung cấp thông tin chính xác, phản bác kịp thời các thông tin sai lệch, luận điệu phản động. Báo chí cần vào cuộc như một “binh chủng xung kích” trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ sự thật lịch sử và định hướng dư luận xã hội.

            Ba là, tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, công bố các tài liệu lịch sử có giá trị về Hội nghị Giơnevơ, vai trò của Đảng và Nhân dân ta trong thắng lợi này, để làm phong phú thêm nguồn tư liệu học thuật, củng cố bằng chứng khách quan, khoa học để đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái.

            Bốn là, đẩy mạnh công tác đấu tranh trên không gian mạng. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, chống phá. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội có năng lực và bản lĩnh chính trị vững vàng để tham gia phản bác trực diện các quan điểm sai trái.

Bảo vệ sự thật lịch sử, bảo vệ giá trị của Hiệp định Giơnevơ 1954 không chỉ là trách nhiệm của các nhà sử học, nhà nghiên cứu, mà là nhiệm vụ của toàn xã hội, đặc biệt là mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân yêu nước. Việc nhận diện và đấu tranh với âm mưu, luận điệu xuyên tạc Hiệp định Giơnevơ không chỉ để bảo vệ một sự kiện trong quá khứ, mà còn để giữ gìn bản sắc dân tộc, nền tảng chính trị, tinh thần yêu nước và khát vọng vươn lên của cả dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, Hiệp định Giơnevơ là minh chứng cho bản lĩnh Việt Nam, cho sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục. Sự thật ấy cần được giữ gìn, trân trọng và lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội hôm nay và mai sau./.                                                                                                    

Hoài Viễn

Các tin khác

  • Lực lượng Công an xã Trung Hưng ứng phó, xử lý kịp thời, hỗ trợ người dân bị hại do giông lốc (25/07/2025)
  • Phòng chống đuối nước ở trẻ em, trách nhiệm không của riêng ai (25/07/2025)
  • Công an xã Nhơn Ái tổ chức thành công Hội nghị đảng bộ, lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (24/07/2025)
  • Phòng Kỹ thuật hình sự Công an thành phố Cần Thơ triển khai giám định ADN phục vụ công tác quản lý Tàng thư tội phạm quốc gia. (22/07/2025)
  • Công an thành phố Cần Thơ hưởng ứng cao điểm 50 ngày đêm cấp tài khoản định danh điện tử cho người nước ngoài (22/07/2025)
  • Công an phường Phú Lợi: Tận tâm phục vụ Nhân dân trong thu nhận hồ sơ cấp căn cước và đăng ký tài khoản định danh điện tử (21/07/2025)
  • “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống của tuổi trẻ Công an thành phố Cần Thơ tại Tây Ninh (21/07/2025)
  • Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho các tài xế xe công nghệ (21/07/2025)
  • Tiếp tục phát huy vai trò người có uy tín trong giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở sau sáp nhập (19/07/2025)
  • Đảng ủy xã Vĩnh Trinh tổ chức Lễ công bố các quyết định thành lập Đảng bộ cơ sở và các chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã. (18/07/2025)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
6 Điều Bác Hồ dạy
Công an nhân dân
  • Đối với tự mình, phải
    CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.
    Đối với đồng sự, phải
    THÂN ÁI GIÚP ĐỠ.
    Đối với Chính phủ, phải
    TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH.
    Đối với nhân dân, phải
    KÍNH TRỌNG, LỄ PHÉP.
    Đối với công việc, phải
    TẬN TỤY.
    Đối với địch, phải
    CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO.
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
  • Tặng quà cho học sinh khó khăn, học giỏi
  • Công bố quyết định về chính sách cán bộ và thăng cấp bậc hàm, nâng lương năm 2025
  • Tăng cường tập huấn PCCC và CNCH cho lực lượng cơ sở
  • Đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên
  • Giữ vững niềm tin - Hoàn thành tốt nhiệm vụ
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
2.298
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar