Hướng dẫn phòng tránh cuộc gọi mạo danh Công an, Viện Kiểm sát, Bưu điện để lừa đảo.
Mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi từ người lạ, cuộc gọi không rõ danh tính, số điện thoại hiển thị trên màn hình hoặc các cuộc gọi có đầu số +375, +371, +563, +381, +255…
Ảnh minh họa
Hiện nay nổi lên một số thủ đoạn lợi dụng mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản như giả danh nhà mạng, cán bộ ngân hàng.
Đặc biệt, các đối tượng giả danh Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Bưu điện có thủ đoạn là yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm. Người dân do lo sợ và chuyển tiền vào các tài khoản này thì đối tượng chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác và chiếm đoạt.
Ảnh minh họa
Hoặc các đối tượng yêu cầu bị hại sử dụng điện thoại hệ điều hành Android, IOS để tải và cài đặt ứng dụng có tên “Bộ Công an” do các đối tượng cung cấp. Sau khi cài đặt, giao diện ứng dụng có hình ảnh “Công an hiệu” kem chữ “BỘ CÔNG AN”, có các trường để điền thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản Ngân hàng, số CMND/CCCD... Sau khi cài đặt ứng dụng, thông tin thiết bị đều bị đối tượng kiểm soát, đặc biệt, các tin nhắn, cuộc gọi đến máy bị hại đều được chuyển hướng thông tin về máy chủ của đối tượng. Để chiếm đoạt tài sản, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng một số cách thức như sau:
1) Yêu cầu bị hại tự nhập thông tin tài khoản, mật khẩu vào các trường thông tin trên ứng dụng, toàn bộ dữ liệu này lập tức được chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, sau đó các đối tượng truy cập tài khoản, chuyển tiền đi để chiếm đoạt;
2) Yêu cầu bị hại tự đăng ký các tài khoản ngân hàng mới do bị hại tự đứng tên, rút tiền từ các tài khoản khác để nộp vào tài khoản mới, hoặc yêu cầu bị hại tất toán các sổ tiết kiệm, các khoản đầu tư..., chuyển vào tài khoản mới lập. Khi đó, các đối tượng âm thầm theo dõi nội dung tin nhắn, tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản, sau đó truy cập và chiếm đoạt số tiền trong tài khoản.
Để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi từ người lạ, cuộc gọi không rõ danh tính, số điện thoại hiển thị trên màn hình hoặc các cuộc gọi có đầu số +375, +371, +563, +381, +255…
Nếu có người tự xưng là cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Bưu điện… gọi đến thông báo yêu cầu cần điều tra thấy nghi ngờ thì đề nghị họ cho biết tên, địa chỉ nơi làm việc để đến trực tiếp trao đổi, ghi nhận lại nội dung và báo ngay cho cơ quan công an.
Không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng cho người khác qua điện thoại, mạng xã hội, đặc biệt là mã OTP cho bất kỳ ai. Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật thông tin về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo, nhất là lừa đảo qua mạng. Cài đặt chế độ xác thực 2 bước qua số điện thoại đối với tài khoản.
Nâng cao cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng. Đa phần đó thường là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí.
Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Các tin khác
- Nhận diện một số hình thức lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo - tiền kỹ thuật số. (08/04/2025)
- Cảnh báo Thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng để chiếm đoạt tài sản. (03/04/2025)
- Cảnh báo phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đầu tư tiền ảo, Bitcoin. (25/03/2025)
- Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, tống tiền sử dụng trí tuệ nhân tạo. (26/02/2025)
- Không đăng tải, chia sẻ thông tin thất thiệt khi chưa được kiểm chứng, xác thực gây hoang mang dư luận. (26/02/2025)
- Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng của tội phạm công nghệ cao (12/02/2025)
- Công an thành phố cảnh báo tình hình một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. (24/01/2025)
- Cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản (21/01/2025)
- Cảnh giác giả mạo lừa đảo xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc (16/12/2024)
- Tết Ất Tỵ 2025 còn chưa đến mà trên “chợ mạng” đã tràn lan các loại pháo không rõ nguồn gốc. (04/12/2024)
- Phương án phân luồng, điều tiết giao thông trong thời gian diễn ra sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
- thôn báo Đình nã Nguyễn Bảo Pháp
- Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Cần Thơ thông báo Lịch sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tháng 4, tháng 5 năm 2025.