GIỚI THIỆU QUYỂN SÁCH DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN
QUYỂN SÁCH DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, trong đó có bản Di chúc thiêng liêng. Đó là văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng được Người dành nhiều thời gian và tâm huyết, chuẩn bị rất công phu trong một thời gian dài (từ năm 1965 đến 1969). Với tất cả chỉ trên 1.000 từ, song Di chúc đã kết tinh những giá trị tinh hoa về văn hóa, tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tâm nguyện, ý chí, quyết tâm sắt đá, trách nhiệm, niềm tin mãnh liệt của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và những dặn dò của Người về những vấn đề cốt yếu trong xây dựng Đảng, về mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, định hướng toàn diện cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Quyển sách DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
55 năm qua, những di huấn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có lực lượng công an nhân dân, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc, quyết tâm và ra sức thực hiện. Trước hết, Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn ý thức được sứ mệnh cao cả và trách nhiệm nặng nề đó. Người nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của vấn đề đoàn kết, “một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng, của dân ta”. Người yêu cầu “các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Hai là, “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi”.
Ba là, “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Bốn là, “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân”.
Quán triệt sâu sắc và thực hiện Di chúc của Người, lực lượng Công an nhân dân được tiếp thêm động lực và sức mạnh to lớn, không quản ngại khó khăn, gian khổ, tận tụy trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc đổi mới, giữ gìn an ninh, trật tự, đánh thắng mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ta ngày càng giàu đẹp hơn, to đẹp hơn như lời căn dặn của Bác Hồ.
Sách đang được lưu trữ tại Thư viện Công an thành phố Cần Thơ (Mã số TK 1969 - 1974).
QUYỂN SÁCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác Công an nói chung và việc rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức của người Công an cách mạng nói riêng. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng các tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của người Công an cách mạng, đó là:
“Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính;
Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ;
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành;
Đối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép;
Đối với công việc, phải tận tụy;
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.
Những lời dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động, lời nói, việc làm của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, an ninh quốc tế cũng như tình hình tội phạm trong nước, lực lượng Công an nhân dân lại càng có vị trí, vai trò quan trọng, thiết yếu. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương sáng về đạo đức, về sự quả cảm, tận tụy, hy sinh của người cán bộ, chiến sĩ Công an, lại có những trường hợp bị kỷ luật vì vi phạm pháp luật và suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống. Mặt khác, cảm nhận xã hội về đạo đức người cán bộ Công an cũng đang rất đa chiều, đa dạng. Điều đó cho thấy cần phải có những nghiên cứu, đánh giá về đạo đức của cán bộ Công an trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại và chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng, học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người Công an cách mệnh”.
QUYỂN SÁCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN
Quyển sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người Công an nhân dân” của tác giả Nguyễn Quốc Huy, do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản đã nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người Công an nhân dân, qua đó làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho cán bộ, chiến sĩ Công an theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, bối cảnh hiện nay.
Hiện quyển sách đang được lưu trữ tại Thư viện Công an thành phố Cần Thơ (Mã số TK 1736 - TK 1745). Kính mời các đồng chí quan tâm liên hệ Thư viện Công an thành phố để tìm đọc.
Các tin khác
- Quyển sách “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (23/08/2024)
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Những việc cần làm ngay. (16/07/2024)
- Nhân cách, đạo đức Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan tỏa. (16/07/2024)
- Quyển sách “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG” (03/07/2024)
- Quyển sách “Những điều cần biết về phòng cháy, chữa cháy trong các khu dân cư” (20/06/2024)
- Quyển sách “VÙNG ĐẤT NAM BỘ” (14/06/2024)
- QUYỂN SÁCH “KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC, GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH VỮNG MẠNH” (07/06/2024)
- QUYỂN SÁCH "DI SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI" (07/06/2024)
- CÔNG AN THÀNH PHỐ CẦN THƠ RA MẮT THƯ VIỆN SỐ (07/06/2024)
- abc (03/06/2024)
Trang đầu 1 Trang cuối