Thông tin phản bác

Không gian mạng - những thách thức đặt ra đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng hiện nay

16/12/2024 02:47
Màu chữ Cỡ chữ

Việc nhận diện những thách thức trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng là yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

Mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu là những bộ phận cấu thành của không gian mạng. Trong đó, chủ yếu và quan trọng hơn hết là mạng internet, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian 1. Tại Việt Nam, hơn 77 triệu người dùng internet (chiếm 79.1% dân số), 70 triệu người tham gia mạng xã hội với thời gian trung bình truy cập là 02 tiếng 31 phút/người/ngày 2. Internet thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhưng lại là cơ hội mà thế lực thù địch lợi dụng để chống phá.

Nhằm hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, lật đổ chế độ, tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng hiện nay được tiến hành tinh vi và manh động hơn. Thời gian gần đây, chúng đẩy mạnh nhiều hoạt động chống phá thông qua các chiến dịch tuyên truyền diện rộng trên các nền tảng mạng xã hội, website,... nhằm khoét sâu, tạo “khoảng trống trong nhận thức” của quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên về những vấn đề nhạy cảm, sự kiện xã hội nổi bật hay những vấn đề cốt lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của Ðảng. Hệ quả sâu sắc là sự chia rẽ, mất đoàn kết trong nhận thức và niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh những lợi ích mang lại đối với đời sống và xã hội, không gian mạng hiện nay đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh điểm sai trái thù phản bác quan địch trong tình hình mới, cụ thể:

Lên mạng, lên lo

Ngày nay, vấn đề xuống cấp văn hóa trên không gian mạng là một nguy cơ lớn đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, khi văn hóa luôn được nhấn mạnh là “bản sắc của một dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất” 3. Trái ngược với tầm quan trọng của việc kết nối và chia sẻ thông tin, môi trường trực tuyến đang dần trở thành không gian vô tận cho các nội dung gây hại và không lành mạnh.

Một trong những biểu hiện của sự xuống cấp văn hóa trên không gian mạng là sự tràn lan của các nội dung bạo lực, khiêu dâm, miệt thị ngoại hình, phân biệt vùng miền hay tung hô những giá trị đi ngược lại xã hội, thậm chí phi văn hóa, phi giáo dục. Mặc dù có nội dung phản cảm, khiến người xem bức xúc, nhưng chính sự tranh luận của cộng đồng mạng lại là “chất xúc tác” cho các nội dung này lan truyền chóng mặt, ngay cả việc mặc kệ nguy hiểm về tính mạng như các kiểu nội dung: Bịt mắt lái xe, thử thách cá voi xanh, Tide Pod (thách thức nhau ăn viên bột giặt)...

Vài năm trở lại đây, mạng xã hội là nơi giới trẻ thi nhau “tạo trend” và “bắt trend”. Sự thành công cũng “bắt trend” với đơn vị đo lường mới là lượt view, lượt like và theo dõi mà chủ tài khoản có được. Điều này vô hình chung thúc đẩy sự ồ ạt của các “content bẩn” với những cái tên không xa lạ như “Nờ Ô Nô”, “NTN”, “Thơ Nguyễn”,... Việc làm nội dung nhằm nổi tiếng, kiếm tiền bất chấp biến nền tảng mạng xã hội ngày càng trở nên bát nháo. “Rác văn hóa” trên mạng thì nhiều, nhưng ai cũng hưởng ứng, nhặt về thì lại là vấn đề đáng báo động.

Chính phủ, các cơ quan quản lý và các tổ chức xã hội cũng đang tham gia tích cực vào việc nâng cao nhận thức và xây dựng một môi trường trực tuyến lành mạnh,  góp phần thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” 4. Chắc rằng sẽ còn nhiều công việc phải làm để đảm bảo rằng văn hóa sẽ là những giá trị tốt đẹp dù ngay cả trên không gian mạng và ai cũng có ý thức để phân biệt và nhặt “rác”.

Thuật toán - Vòng lặp định kiến

Mặc dù internet cung cấp một nền tảng cho sự phát triển và chia sẻ ý kiến đa dạng, nhưng đồng thời cũng có nguy cơ tạo ra các vòng lặp thông tin, nơi mà người dùng chỉ tiếp nhận thông tin mà họ lựa chọn và phù hợp với quan điểm của họ, dẫn đến việc cô lập và tách biệt các luồng quan điểm khác nhau.

Mục đích của các nền tảng mạng xã hội là tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc kéo dài thời gian sử dụng, tương tác của người dùng trên nền tảng. Hiện nay, hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều sử dụng thuật toán (Algorithm) với sự giúp sức của hệ thống AI để mang lại trải nghiệm cá nhân tối đa và tạo sức hút với người dùng. Các thuật toán sẽ ghi nhớ và phân tích hành vi, thói quen và nhu cầu thông qua cách thả like, thời gian dừng lại ở các nội dung hay thông tin cá nhân để tiên đoán và đề xuất nội dung phù hợp, bất chấp tính đúng sai của nội dung. Hệ quả dẫn đến việc cô lập người dùng trong “bóng tối” chủ quan, khu biệt với quan điểm mới và nguồn thông tin đúng đắn.

Đơn cử chỉ với một thao tác nhấn theo dõi thông tin liên quan đến đời tư cán bộ Đảng, Nhà nước trên Facebook hay Tiktok, thì hàng loạt nội dung về xuất thân kém cỏi hay thiếu năng lực, đạo đức yếu kém của lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ được tự động hiển thị. Việc thường xuyên tiếp xúc với những thông tin như vậy làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với các vị lãnh tụ dẫn đến nghi ngờ, dao động rồi mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ.

Hiện nay, lợi dụng tính năng đề xuất, hashtag, gắn thẻ nội dung, các thế lực thù địch tìm cách len lỏi vào các nội dung đề xuất tới người dùng nhằm tiếp cận, gieo rắc những thông tin sai sự thật, phiến diện, quy chụp. Từ đó, dẫn đến ngộ nhận, “bóp méo” thế giới quan theo mục đích của chúng, như cách mà Joseph Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền của Phát xít Đức từng phát biểu "Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật".

Kiểm và duyệt

Ngày nay, hơn 80% lượng thông tin tiếp nhận được là thông qua internet dưới dạng các nội dung trên mạng xã hội, website, ứng dụng điện thoại,... Vì vậy để đảm bảo môi trường mạng trong sạch, lành mạnh đòi hỏi công tác kiểm duyệt phải được thực hiện gắt gao, liên tục. Song thực tế, chất lượng công tác kiểm duyệt nội dung cũng gặp không ít hạn chế.

Cứ mỗi phút có 575.000 dòng tweet trên Twitter, 167 triệu lượt xem video trên Tiktok, 694.000 giờ phát video trực tuyến trên Youtube, 240.000 lượt chia sẻ ảnh trên Facebook 5. Chưa kể đến các nền tảng khác, có thể thấy được lượng thông tin đăng tải, chia sẻ trên internet hàng giờ, hàng ngày là vô cùng lớn. Lượng thông tin quá tải cùng tốc độ lan truyền chóng mặt dẫn đến hiệu quả kiểm duyệt nội dung luôn chịu áp lực về thời gian và tình trạng thiếu thông tin đầy đủ.

Việc kiểm duyệt nội dung là điều cần thiết để bảo vệ chính người dùng internet khỏi những thông tin xấu độc, nhưng chỉ tính riêng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, Telegram, Twitter mỗi nền tảng có những quy định khác nhau, không thống nhất trong việc kiểm duyệt nội dung. Như trường hợp xung đột Hamas - Israel, tuy thể hiện quan điểm phản đối và coi Hamas như một tổ chức cực đoan nhưng trên Facebook, Tiktok vẫn xuất hiện các video liên quan vì nó được cho phép như các trường hợp ngoại lệ phục vụ mục tiêu đưa tin. Trong đó, Telegram lại ít kiểm duyệt hơn. Kênh công khai của Hamas trên Telegram đã phát sóng hình ảnh về cuộc tấn công Israel và có hơn 100.000 người đăng ký. Một số bài đăng có nội dung tương tự cũng xuất hiện trên nền tảng X của Elon Musk 6. Chính sự “méo mó” và thiếu minh bạch về các quyết định, cách thức kiểm duyệt nội dung của các gã lớn công nghệ đã dung túng cho sự tồn tại của những thông tin xấu độc, sai lệch.

Chỉ tính riêng năm 2023, lực lượng chức năng Việt Nam đã vô hiệu hóa, gỡ bỏ trên 18.000 tài khoản, bài viết, video, kênh và 132 triệu lượt tán phát thông tin xấu độc trên các nền tảng như Facebook, Youtube, Tiktok,...Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp từ việc sửa đổi, ban hành luật, quy định mới, tăng cường các biện pháp kiểm soát đến việc tuyên truyền, vận động người dân “nói không” với các nội dung độc hại trên nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, trở ngại lớn hiện nay đó là các mạng xã hội phát tán nhiều tin giả, tin xấu, độc lại thuộc sở hữu của các nền tảng ngoài lãnh thổ Việt Nam, không trực tiếp chịu sự chi phối của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, việc các nền tảng nói trên không đặt máy chủ tại Việt Nam, cũng là nguyên nhân khiến các nội dung bẩn không được xử lý tận “gốc” mà chỉ dừng lại ở việc khắc phục hậu quả khi sự việc đã rồi. Do đó, yêu cầu sự hợp tác sâu rộng của các trang mạng xã hội trong kiểm duyệt, phối hợp xử lý thông tin xấu độc, sai sự thật vẫn là trở ngại lâu dài trong tiến trình kiểm soát, làm trong sạch môi trường mạng.

Tóm lại

Những thách thức từ không gian mạng đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay ngày càng hiện rõ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và những biến chuyển khó lường của tình hình địa chính trị thế giới đòi hỏi phải chủ động “đi tắt đón đầu” trước thách thức, khó khăn cũng như nhận diện những yếu tố ngẫu nhiên, tiềm ẩn để đảm bảo rằng nền tảng tư tưởng của Đảng được bảo vệ và phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ hiện nay, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trong thời đại mới. Trong đó, tăng cường kiểm soát và quản lý thông tin trên mạng, đào tạo và nâng cao nhận thức người dùng, cùng với việc xây dựng hệ thống pháp lý và kỹ thuật mạnh mẽ là những việc làm cần thiết.

Ngọc Thành

Các tin khác

  • Tỉnh táo bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc về chiến thắng 30/4/1975. (04/05/2025)
  • Vững vàng trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (09/04/2025)
  • Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đối với lịch sử dân tộc Việt Nam (03/04/2025)
  • Cảnh giác với âm mưu lợi dụng sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). (03/04/2025)
  • Nhận diện âm mưu lợi dụng chủ trương xắp sếp, tinh gọn tổ chức bộ máy để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam (26/03/2025)
  • Cảnh giác trước những âm mưu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy trong Công an. (14/03/2025)
  • Nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch. (26/02/2025)
  • Tỉnh táo nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch về tinh giản bộ máy Nhà nước hiện nay (25/02/2025)
  • Nhận diện âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống Đảng, Nhà nước. (18/02/2025)
  • Tổ chức sinh hoạt chính trị “Bảo vệ nền tư tưởng của đảng trên không gian mạng” tại Khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. (06/11/2024)
  • Trang đầu 12 Trang cuối
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
6 Điều Bác Hồ dạy
Công an nhân dân
  • Đối với tự mình, phải
    CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.
    Đối với đồng sự, phải
    THÂN ÁI GIÚP ĐỠ.
    Đối với Chính phủ, phải
    TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH.
    Đối với nhân dân, phải
    KÍNH TRỌNG, LỄ PHÉP.
    Đối với công việc, phải
    TẬN TỤY.
    Đối với địch, phải
    CƯƠNG QUYẾT, KHÔN KHÉO.
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
  • Những chuyển biến tích cực tại TP Cần Thơ sau khi Nghị định 168 có hiệu lực
  • Công an TP Cần Thơ tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh CAND năm 2025
  • Phát động Cuộc thi tìm hiểu 80 năm truyền thống CAND
  • Cần Thơ triển khai nghiêm túc, nhân văn chính sách đặc xá năm 2025
  • Công an TP Cần Thơ - Ấn tượng những ngày đầu tiên triển khai nhiệm vụ mới
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar
2.298
start portlet menu bar

Hoạt động của lãnh đạo Bộ;hoatdongcualanhdaobo

Display portlet menu
end portlet menu bar