BÀI 4 (KỲ 4): Nội dung Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân - Điều 4: Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép
Kính trọng, lễ phép là thái độ đúng đắn của người ít tuổi với người lớn tuổi, của con cháu với ông bà, cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa Công an với Nhân dân, Bác xác định Nhân dân ở vị trí là người “bề trên” mà cán bộ, chiến sĩ Công an phải tôn kính, phục vụ. Kính trọng, lễ phép với Nhân dân theo Bác dạy không chỉ là thái độ trong giao tiếp mà còn thể hiện nội dung tư tưởng sâu sắc, xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Kế thừa tư tưởng tiến bộ của cha ông ta, Bác Hồ đã dạy “Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.333, 502). Vì sao Công an phải kính trọng, lễ phép với Nhân dân? Trước hết vì dưới chế độ ta, Nhân dân là người chủ của đất nước, người chủ của chế độ. Công an nhân dân dân từ Nhân dân mà ra, được Nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở, giúp đỡ, ủng hộ. Công an nhân dân được thành lập để phục vụ lợi ích của Nhân dân, có nghĩa vụ bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Trong bài nói tại Trường Công an Trung ương ngày 28/01/1958, Bác chỉ rõ “Là một bộ phận của cả bộ máy Nhà nước nhân dân dân chủ chuyên chính tiến lên chủ nghĩa xã hội, Công an phải bảo vệ dân chủ của nhân dân và thực hiện chuyên chính đối với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.247); “Công an nhân dân là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối với các thế lực phản động khác” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.598). Theo Bác, Công an của ta là Công an nhân dân, “Công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.312). Bác khẳng định “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.283); “Dân khi mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.297), “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.333), “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.453). Phải dựa vào dân để làm việc, bởi lẽ theo Bác “Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.498), chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự, an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.77); “Làm Công an thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào nhân dân thì Công an mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nếu trong công tác các cô, các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy thì phải trau dồi đạo đức cách mạng, phải chống chủ nghĩa cá nhân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.221).
Từ những ý nghĩa nói trên mà chúng ta phải kính trọng, lễ phép với Nhân dân. Kính trọng, lễ phép trước hết phải vì lợi ích của Nhân dân mà phục vụ. Trước những việc, yêu cầu chính đáng của Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an phải lắng nghe họ trình bày, sẵn sàng, vô tư tìm mọi cách, mọi khả năng để giải quyết, không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm; không phân biệt việc to hay việc nhỏ, giá trị vật chất lớn hay nhỏ, người có vị trí xã hội hay thường dân; tôn trọng không xâm phạm đến lợi ích tinh thần và vật chất của quần chúng; rèn luyện tác phong sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để giải quyết hoặc đề xuất với cấp trên sửa đổi những điều chưa phù hợp với lòng dân. Cần khắc phục những hiện tượng né tránh, bàng quan, thiếu trách nhiệm, bao che tội phạm, để dây dưa kéo dài, đòi hỏi điều kiện, đòi hối lộ, chuyên môn nghiệp vụ đơn thuần, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền làm chủ của quần chúng nhân dân.
Kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân phải được thể hiện ở việc đề cao, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; thể hiện ở cách xưng hô đúng mực, nói năng lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, có văn hóa, biết kính trọng lắng nghe tiếp thu và sửa chữa những khuyết điểm mà Nhân dân phê bình, góp ý kiến; có ý thức và hành động quan tâm chăm lo đến Nhân dân, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn, gia đình chính sách.
Nhật Dao
Các tin khác
- Đấu tranh với hoạt động sản xuất, mua bán và sử dụng các loại giấy tờ giả liên quan đến người điều khiển và phương tiện thủy (09/05/2025)
- Hướng dẫn thực hiện góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trên VNeID (08/05/2025)
- HÒA CHUNG KHÍ THẾ THÁNG TƯ LỊCH SỬ: CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN TP CẦN THƠ VỪA THEO DÕI LỄ KHAI MẠC, VỪA SẴN SÀNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHIẾN ĐẤU (07/05/2025)
- PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÔNG AN THÀNH PHỐ CẦN THƠ THẬT SỰ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, HIỆN ĐẠI (07/05/2025)
- Công tác đảm bảo an ninh hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ sau dịp Lễ 30/4 và 01/5 (06/05/2025)
- Sự cần thiết tiếp nhận, phát huy nhiệm vụ mới trong thực tiễn (06/05/2025)
- Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp lễ 30/4-1/5 (28/04/2025)
- Bảo đảm an ninh trật tự giải đua xe mô tô sân tròn cúp vô địch quốc gia lần I năm 2025 (chặng II) tại thành phố Cần Thơ (26/04/2025)
- Bảo đảm an ninh trật tự các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) (26/04/2025)
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CON DẤU (26/04/2025)
- Phương án phân luồng, điều tiết giao thông trong thời gian diễn ra sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
- thôn báo Đình nã Nguyễn Bảo Pháp
- Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Cần Thơ thông báo Lịch sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tháng 4, tháng 5 năm 2025.